pacman, rainbows, and roller s
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

 Phế Đô


Phan_7

Triệu Kinh Ngũ nói:

- Sự việc tôi đã nói với thầy giáo Điệp. Mình khỏi phải vòng vo làm gì, ai cũng bận, thầy giáo Điệp xưa nay chưa viết loại văn này bao giờ, nay đã phá lệ lớn. Anh thu xếp thời gian, hôm nào đến nhà máy thăm trước đã, sau đó là năm ngàn đồng giao cho tôi. Đăng báo không thành vấn đề. Nhưng cũng phải nói rõ, chỉ có năm ngàn chữ thôi đấy!

Lúc này giám đốc Hoàng mới buông tay, cúi người chào Trang Chi Điệp, rối rít nói:

- Xin cám ơn, xin cám ơn!

Trang Chi Điệp hỏi:

- Thế bao giờ đi nhỉ?

Giám đốc Hoàng đáp:

- Chiều nay được không?

Trang Chi Điệp nói:

- Vậy thì không được rồi. Chiều ngày kia được chứ?

Giám đốc Hoàng đáp:

- Được, ngày kia tôi đến đón, Kinh Ngũ này, Điệp tiên sinh đã coi trọng tôi như thế, tôi phấn khởi vô cùng! Anh xem nên vào nhà hàng nào?

Triệu Kinh Ngũ nói:

- Hôm nay tôi đăng cai, chúng tôi đã bàn ăn món bầu.

Giám đốc Hoàng nói:

- Ăn món bầu úi xùi quá!

Trang Chi Điệp bảo:

- Ăn món ấy tiện hơn, ở đây lại gần "Xuân Sinh Phát".

Giám đốc Hoàng nói, vậy thì theo các anh, liền móc từ trong túi ra một chai rượu Tây Phượng, ba lọ cà phê, hai gói kẹo vừng hoa liễu, một tút thuốc lá thom mác ba con số năm, bảo Triệu Kinh Ngũ nhận cho, Triệu Kinh Ngũ ngần ngại, nói:

- Gặp mặt ấy à, chia đôi, thầy giáo Điệp, thầy nhận cho thuốc lá thơm.

Trang Chi Điệp từ chối, anh bảo thuốc lá ngoại nặng quá, hút không quen. Hoàng Giám đốc liền bảo:

- Kinh Ngũ, anh cứ nhận đi, Điệp tiên sinh thích hút thuốc nội, hôm nào tôi sẽ mua dăm ba tút "Hồng tháp sơn" đem biếu, một chút quà cỏn con này cứ nhường nhau mãi, tôi còn mặt mũi nào nữa!

Triệu Kinh Ngũ đã nhận quà, song ngẩng mặt cười với Trang Chi Điệp, cười xong, nói:

- Bụng đói rồi, song hiếm có dịp anh đến chỗ em một chuyến, liệu có thể để lại bút tích không, chỉ viết một bức thôi, chẳng tốn thời gian đâu!

Trang Chi Điệp nói:

- Cậu là con hổ cười, hễ cười một cái là mình biết lại có chuyện. Nhưng cậu đòi cái gì chẳng đòi sao lại đòi chữ của mình hả?

Triệu Kinh Ngũ nói:

- Tranh chữ của danh nhân mà, em cũng phải bảo tồn vài bức chứ!

Ngay lập tức, chiếc bàn được kê lại tử tế, giấy tờ rô ki hảo hạng được trải ra. Trang Chi Điệp nâng bút lên, song chưa tìm được lời, liền nghẹo đầu hỏi:

- Viết những gì đây?

Triệu Kinh Ngũ đáp:

- Tuỳ anh, tốt nhất là viết sự việc anh mới cảm nhận được, sau này trở thành nhân vật rung trời chuyển đất thật sự thì nhgiên cứu về anh, em sẽ có tài liệu số một.

Trang Chi Điệp hơi trầm ngâm do dự rồi vung bút viết:

"Điệp lai phong hữu trí" (Bướm đến gió reo vui)

"Nhân khứ nguyệt vô liêu" (Người đi trăng buồn tẻ)

Triệu Kinh Ngũ xem rồi nói:

- Thế này có ý nghĩa gì? Câu trên có chữ "Điệp", ám chỉ anh, câu dưới có chữ "Nguyệt", chẳng phải lại ám chỉ chị Ngưu Nguyệt Thanh, "hữu trí", "vô liêu", có thể hiểu được, còn chữ "lai" và chữ "khứ" thì em không rõ.

Trang Chi Điệp cũng chẳng nói chẳng rằng, lại cầm bút viết một dòng chữ nhỏ:

- Triệu Kinh Ngũ đòi viết chữ, liền ghi lại câu thơ của người xưa. Biết thì bảo biết, không biết bảo không biết. Một chữ của tôi không đáng ngàn vàng nhưng ba trăm năm sau cũng phải là văn vật một chữ có thể bán tám trăm ngàn đồng đấy! Cứ thế mà tính ra, Triệu Kinh Ngũ nếu có người nối dõi, đã được của tôi hàng vạn đồng! không viết nữa, không viết nữa!

Trang Chi Điệp quăng bút ở đây, Triệu Kinh Ngũ đọc xong từng chữ hớn hở vỗ tay cười to:

- Thế này là tốt nhất, thế này tốt hơn cả, đúng là đáng giá hàng vạn đồng!

Giám đốc Hoàng đứng bên cạnh nhìn thèm cả đôi mắt, nói:

- Điệp tiên sinh cũng thưởng cho tôi một bức nhé, tôi sẽ đóng khung tử tế treo giữa nhà.

Không chờ Trang Chi Điệp có đồng ý hay không, liền đi đến cho thêm mực, nào ngờ cho mạnh quá, mực đổ cả vào tay, liền chạy ra bể nước ngoài sân rửa. Trang Chi Điệp khe khẽ bảo:

- Ông ấy đi rửa tay, thì "tiếng thơm" của mình mất sạch.

Hai người cười hềnh hệch, Triệu Kinh Ngũ nói:

- Viết cho ông ấy một bức đi gia đình phất lên nhanh, có tiền, thích ăn chơi phong nhã.

Trang Chi Điệp nói:

- Ừ, hiện giờ chỉ cần làm quan một cái, là việc gì cũng như người trong nghề. Thị trường của chúng mình vốn là sinh viên thổ nhưỡng học, lên làm chủ tịch uý ban một cái là nói về công nghiệp trong Hội nghị công nghiệp, phát biểu về thương nghiệp trong Hội nghị thương nghiệp, giảng cả về sáng tác văn học nghệ thuật trong hội nghị Hội văn nghệ thuật, cậu cứ phải ghi lại từng câu từng chữ! Còn những hộ phất lên nhanh chóng này hễ có tiền một cái, là thứ gì cũng có!

Triệu Kinh Ngũ nói:

- Ông ta có bao nhiêu tiền đi nữa không phải cũng cần bám vào sự phong nhã của anh đó sao?

Trang Chi Điệp liền viết:

"Bách quỷ tranh ninh thượng đế vô ngôn" (hàng trăm con quỷ hung ác dữ tợn mà thượng đế thì cứ im re)

"Tinh hữu mang giác kiến nguyệt ảm đạm" (Sao có những góc sáng, thì nhìn trăng thấy mờ nhạt)

Triệu Kinh Ngũ đang định nói "Tuyệt diệu" thì cánh rèm trúc tung lên, một giọng nói vọng vào trước:

- Ông nào là nhà văn Trang Chi Điệp thế nhỉ?

Trang Chi Điệp nhìn ra, thì người nhảy vào trong cửa chính là cô gái coi trẻ ở đối diện. Thì ra giám đốc Hoàng ra bể nước rửa tay, cô bảo mẫu hỏi tại sao mà tay ông dính đầy mực, giám đốc Hoàng nói mời nhà văn Trang Chi Điệp viết chữ. Cô bảo mẫu đang đọc sách của Trang Chi Điệp liền nhét vội vú nhựa vào mồm cháu bé rồi chạy sang. Xưa nay Trang Chi Điệp chưa thấy người nào gọi thẳng trước mặt như thế bao giờ, ngay đến chữ thầy giáo cũng không xưng hô, song không hiểu tại sao lại thích cái tự nhiên thẳng thắn của cô gái này, liền nhìn vào khuôn mặt xinh đẹp kia, nói:

- Tôi là Trang Chi Điệp đây.

Cô bảo mẫu nhìn người vừa nói, nhưng lại hỏi:

- Ông nói dối cháu, ông đâu có phải là Trang Chi Điệp, phải không nào?

Giám đốc Hoàng giật mình ngạc nhiên, đưa mắt ra hiệu cho Triệu Kinh Ngũ, Triệu Kinh Ngũ hỏi:

- Theo em Trang Chi Điệp có hình dáng thế nào?

Cô bảo mẫu nói:

- Ông ấy ít nhất cũng cao hơn anh, cao bằng ngần này này.

Cô gái đưa tay lên minh hoạ, Trang Chi Điệp nói:

- Ái chà, vật giá thì ngày ngày tăng lên, còn cái đầu thì không sao lên được, có muốn làm Trang Chi Điệp cũng không thành.

Cô bảo mẫu lúc này mới cẩn thận ngắm kỹ lại một lần nữa, mặt đỏ ửng, song đã nói ngay:

- Thật tình xin lỗi ông, cháu đã vô lễ.

Trang Chi Điệp hỏi:

- Cháu làm bảo mẫu ở nhà đối diện kia phải không?

Cô bảo mẫu đáp:

- Là một con bé coi trẻ, ông có cười cháu không ạ?

Trang Chi Điệp nói:

- Đâu dám cười cơ chứ! Tôi vừa mới nói với Triệu Kinh Ngũ, cô gái kia vừa coi trẻ vừa đọc sách, ít thấy trong các cô bảo mẫu.

Cô bảo mẫu nói:

- Ông không chê cười cháu, vậy ông nên tặng cháu một bức tranh chữ.

Trang Chi Điệp nói:

- Giọng nói của cháu thế, thì ta dám không được sao? Cháu tên là gì?

Cô gái đáp:

- Cháu là Liễu Nguyệt, thưa ông.

Trang Chi Điệp ngẩn người lẩm bẩm:

- Lại là một Nguyệt nữa ư?

Liền viết câu thơ đối cổ:

"Dã khoáng thiên đê thụ" (đồng rộng, trời sà xuống ngọn cây)

"Giang thanh nguyệt cận nhân" (Sông trong, trăng gần lại với người)

Triệu Kinh Ngũ ở bên cạnh nói:

- Liễu Nguyệt, em có phúc lắm, nghiên mực bút giấy, anh bỏ ra, nhưng em đã được hời! Thầy giáo Điệp đã viết chữ cho em, em phải gíới thiệu một cô bé trong thôn đến làm bảo mẫu cho thầy giáo Điệp đấy nhé!

Liễu Nguyệt nói:

- Thầy giáo Điệp là người như thế nào, người làng em chân tay vụng về, làm sao lọt mắt được!

Trang Chi Điệp nói:

- Nhìn một người biết cả làng, nhất định cháu phải tìm cho ta một người tốt.

Liễu Nguyệt nghĩ rồi đáp:

- Vậy thì chỉ có cháu thôi ạ!

Triệu Kinh Ngũ không ngờ cô gái lại nói như thế, vội vã đưa mắt lườm Liễu Nguyệt, song Chi Điệp vỗ tay nói:

- Ta chờ cháu nói ra câu ấy đó!

Liễu Nguyệt đắc ý kêu lên một tiếng "a", cười giễu Triệu Kinh Ngũ:

- Anh còn lườm em nữa đi. Không hiểu sao, em vừa chứng minh được ông ấy là Trang Chi Điệp là em liền cảm thấy em phải là người giúp việc trong nhà ông ấy.

Triệu Kinh Ngũ nói:

- Đâu có được, em đã ký hợp đồng với nhà đối diện kia, em đi rồi, họ biết anh giới thiệu cho một người khác, liệu họ chửi anh đến mức nào?

Liễu Nguyệt nói:

- Em có là vợ nuôi còn trẻ của người ta đâu cơ chứ!

Nét mặt Trang Chi Điệp đã bình tĩnh lại, nói:

- Thế này nhé, chờ khi nào hết hạn hợp đồng với gia đình bên kia, cháu sẽ bảo Triệu Kinh Ngũ tìm ta.

Chương 7

Ba người ra phố ăn cơm, Trang Chi Điệp nói, Liễu Nguyệt chẳng giống người nhà quê, ngoan đấy! Triệu Kinh Ngũ nói:

- Ai ngờ con bé thay đổi nhanh thế. Dạo mới đến ăn mặc quần vải thô, thấy người cứ cúi gằm mặt xuống, không chịu nói gì cả. Một hôm, gia đình kia đi làm, mở luôn tủ, lấy quần áo của chị chủ nhà mặc từng cái vào, đứng soi gương, vừa vặn bị người nhà bên nhìn thấy, bảo một câu "Cô giống Trần Xung", cô ta bảo "Thế ư?" nhưng lại khóc hu hu chẳng ai hiểu tại sao nó khóc! Tháng đầu tiên trả tiền coi trẻ, chủ nhà bảo, cháu gởi tiền cho bố cháu một ít, cuộc sống ở vùng cao đất vàng cực khổ lắm. Cô ta không gửi, đem mua hết quần áo. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân, cô ta bỗng nổi hẳn lên, mọi người trong khu ấy ai cũng bảo giống Trần Xung. Từ đó mỗi ngày một khác, đã thay đổi toàn bộ tính cách.

Trang Chi Điệp nhắc tới Liễu Nguyệt, là cảm thấy cô bé ấy có tính cách đáng yêu, vô tình nói ra một câu, song đã làm cho Triệu Kinh Ngũ tuôn ra hàng đống, thấy Triệu Kinh Ngũ lại bảo:

- Anh định nhận cô ta đến nhà anh thật sao? Đừng có thuê bảo mẫu, hãy mời một tiểu thư!

Trang Chi Điệp không muốn bàn nhiều, liền một mình đi thẳng lên phiá trước. Đi qua một ngõ nhỏ, nhìn thấy sân nhà ai cạnh đó có một cây thị cành lá rậm rạp, một chiếc lá vàng chợt bị một cơn gió thổi, rơi đúng vào tròng mắt bên phải, liền hỏi đột ngột:

- Kinh Ngũ ơi, từ ngõ này rẽ đi, có phải là am ni cô không?

Triệu Kinh Ngũ đáp:

- Phải đấy!

Trang Chi Điệp nói:

- Mình mới quen một người bạn ở gần đây, tại sao không gọi đi ăn món bầu cho vui nhỉ?

Triệu Kinh Ngũ hỏi:

- Có phải là ni cô Tuệ Minh không hả anh?

Trang Chi Điệp nói:

- Người ta là người cửa Phật, đi ăn lòng già lợn thế nào được cơ chứ?

Triệu Kinh Ngũ bảo:

- Xúc phạm đấy, đã là bạn của anh, thì cũng nên mời đến làm quen!

Trang Chi Điệp nói:

- Mình sẽ đi nhanh về nhanh.

Liền nổ máy xe "Mộc lan" bình bịch phóng đi luôn. Xe máy vừa nổ trước cổng, trên bờ tường sân thấp lè tè, một cái đầu thò lên bóng mượt, gọi:

- Thầy giáo Điệp ơi!

Trang Chi Điệp quay sang nhìn thì chính là Đường Uyển Nhi đứng nhìn mình cười toe toét. Trên mặt tường phủ đầy dây leo, Trang Chi Điệp nghĩ không hiểu tại sao người đàn bà này lại phát hiện ra mình khéo đến vậy, thì cái đầu bóng và khuôn mặt phấn mất hút trong màu xanh lá cây từ trong bức tường vọng ra tiếng nói:

- Xin chờ cho một lát, em ra mở cổng.

Thì ra người đàn bà đang đi đại tiện, ngồi xổm trong chuồng tiêu, nhìn chân tường bị xước ngấm mòn, để lại những vết tích lốm đốm, đã nhìn ra khá nhiều hình người ở đó, không hiểu tại sao liền nghĩ đến Trang Chi Điệp, tự nhiên mặt đỏ lên xấu hổ. Giữa lúc ấy nghe tiếng xe máy, liền cuống quít đứng dậy nhìn ra, thì vừa vặn là Trang Chi Điệp vội vàng kéo cái váy màu vàng nhạt tụt đến tận cổ chân lên, xồn xồn chạy ra. Trang Chi Điệp nhìn qua khe cổng, thấy Đường Uyển Nhi vừa chạy, những thắt dải váy, song không chạy ra mở cổng, mà đi vào trong nhà, nhìn rõ cái mông phốp pháp hơi cong lên đang vặn bên này vẹo bên kia, trong lòng chợt thấy rạo rực.

Ở trong nhà Đường Uyển Nhi đang soi gương sửa lại mái tóc, lấy một miếng mút chấm vào sáp xoa vào chỗ gò má, bôi môi son, rồi chạy ra mở cổng. Sau đó cứ tựa vào cánh cổng, tươi cười âu yếm nhìn khách mãi.

Trang Chi Điệp nhìn vào đôi mắt kia, đã nhìn rõ trong đó có một con người nhỏ xíu, hiểu ra con người nhỏ xíu đó là mình, liền nói ngay:

- Chu Mẫn đâu? Chu Mẫn không ở nhà ư?

Đường Uyển Nhi nói:

- Hôm nay anh ấy đi xưởng in, đi ngay từ sáng sớm. Thầy giáo Điệp vào nhà đi. Trời nắng chang chang thế này cũng không đội mũ.

Trang Chi Điệp cảm thấy mơ hồ, không rõ Chu Mẫn vắng nhà đối với mình là một thất vọng hay là một hy vọng, liền xách túi đi vào. Ngồi vào ghế, Đường Uyển Nhi rót trà lấy thuốc, mở quạt điện, nói:

- Thưa thầy giáo Điệp, chúng em biết cám ơn thầy thế nào đây. Con người nổi tiếng như thầy, người ta muốn gặp cũng chẳng được gặp, mà chúng em lại được nhận ân huệ quá nhiều đến thế.

Trang Chi Điệp hỏi:

- Nhận ơn huệ gì của tôi mới được chứ?

Đường Uyển Nhi đáp:

- Thầy gởi nhiều dụng cụ ăn uống như thế, chẳng cần nói hiện giờ đúng là dùng không hết, cho dù sau này chính thức đi vào cuộc sống gia đình cũng không dùng hết đâu.

Lúc này Trang Chi Điệp mới nhớ tới cửa hàng tạp hoá chuyển dụng cụ gia đình đến tặng, liền cười bảo:

- Có đáng mấy đâu, chỉ tiêu hết nhuận bút của một bài báo nhỏ.

Đường Uyển Nhi cũng bê chiếc ghế đặt trước mắt Trang Chi Điệp, ngồi xuống, vắt chân lên bảo:

- Một bài văn nhỏ màu mua được nhiều thứ thế kia ư? Anh Chu Mẫn bảo, trả tiền nhuận bút tính số chữ, dấu chấm dấu phẩy cũng được coi là chữ, vậy thầy viết một cuốn sách, chỉ riêng dấu chấm dấu phẩy cũng được bao nhiêu là tiền.

Trang Chi Điệp phì cười:

- Nếu chỉ có dấu chấm, dấu phẩy, thì không ai trả tiền nhuận bút đâu.

Đường Uyển Nhi cũng cười ngặt nghẽo, cười thành tiếng, nhưng lập tức, chị ta nhấc chiếc áo sơ mi cổ tròn tụt xuống cổ, bởi vì khi cười áo sơ mi cổ tròn đã thõng xuống, để lộ rõ một mảnh ngực rất to rất trắng. Song nhấc áo lên như vậy đã làm Trang Chi Điệp chột dạ, về sau ánh mắt mỗi khi chạm đến đấy lại trượt đi. Đường Uyển Nhi nói:

- Thưa thầy Điệp, em xin hỏi thầy một vấn đề. Trong tác phẩm của thầy, nhân vật nào cũng có mốt phải không?

Trang Chi Điệp đáp:

- Nói thế nào nhỉ? Nhiều cái do tôi suy nghĩ tưởng tượng ra đấy.

Đường Uyển Nhi hỏi:

- Sao thầy tưởng tượng được chi tiết như thế? Em bảo với anh Chu Mẫn, thầy giáo Điệp là con người tinh tế giàu tình cảm, có một người chồng như vậy, thì vợ thầy hạnh phúc vô cùng.

Trang Chi Điệp nói:

- Bà ấy bảo, kiếp sau còn làm người sẽ không bao giờ làm vợ nhà văn nữa.

Đường Uyển Nhi dường như hết sức ngạc nhiên, lặng đi một lúc, buồn buồn, nói:

- Vậy thì sống trong hạnh phúc chị ấy không biết sướng chị ấy đâu được nếm trải nỗi khổ của người vợ lấy phải người chồng thô tục!

Tự nhiên Đường Uyển Nhi sụt sịt khóc. Trang Chi Điệp liền nghĩ đến thân thế chị ta. Anh không biết người chồng kia của chị ta, song có thể tưởng tượng ra người đàn ông kia thế nào. Thế là Trang Chi Điệp an ủi:

- Là người có phúc, dáng vóc em thế này cũng không phải là người bạc mệnh đâu, chuyện đã qua thì cho qua, hiện giờ chẳng phải rất tốt đó sao.

Đường Uyển Nhi nói:

- Thế này mà gọi là cuộc sống ư? Tây Kinh tuy tốt nhưng đâu phải là nơi em ăn ở lâu dài! Thầy Điệp coi biết xem tướng, thầy thử xem cho em xem nào.

Đường Uyển Nhi liền đưa bàn tay nhỏ nhắn trắng trẻo ra, đặt lên đầu gối Trang Chi Điệp, Trang Chi Điệp cầm bàn tay, trong lòng có cảm giác khác lạ, nói lung tung một hơi, liền giảng giải những đặc trưng về sang hèn của đàn bà trong sách tướng, người trán phẳng như thế nào thì sang, người gồ ghề thì hèn, người mũi thẳng cao thì sang, tẹt thì hèn, tóc mượt thì sang, tóc khô ráp thì hèn, người có mu bàn chân cao thì sang, bẹt mỏng thì hèn. Đường Uyển Nhi lắng nghe, đối chiếu từng thứ với bản thân, tỏ ra dương dương tự đắc. Chỉ có điều không rò chân thế nào thì coi là mu bàn chân cao, Trang Chi Điệp đưa tay bóp vào chỗ mắt cá chân, tay đã chạm vào nhưng dừng lại, chỉ vào chỗ trống. Đường Uyển Nhi liền tụt giày ra, duỗi thẳng chân, gần như sát mặt Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp ngạc nhiên, sức bàn chân của chị ta dẻo đến thế, bàn chân nhỏ nhắn xinh xinh, mu bàn chân cao gần như bằng cẳng chân, còn lòng bàn chân thì lõm hẳn vào, có thể nhét vừa một quả mơ, mà đầu ngón chân thì nõn nà như những búp măng, ngón chân cái rất dài, tiếp theo lần lượt ngắn dần lại, ngón chân út thì cứ động đậy, khép khép mở mở. Trang Chi Điệp chưa hề thấy bàn chân nào xinh đẹp như thế, gần như muốn thốt lên. Đường Uyển Nhi lại đi tất và giày vào. Trang Chi Điệp hỏi:

- Em đi giày số bao nhiêu?

Đường Uyển Nhi đáp:

- Số ba mươi lăm. Dáng em to thế này, chân nhỏ quá, có phần mất cân đối.

Trang Chi Điệp chợt mỉm cười đứng lên bảo:

- Thế thì cái này xứng đáng là giày của em – liền móc từ trong túi ra một đôi giày da đưa cho Đường Uyển Nhi. Đường Uyển Nhi nói:

- Đẹp quá, bao nhiêu tiền?

Trang Chi Điệp nói:

- Em định trả tiền sao? Thôi nhé, tặng em đấy!

Đường Uyển Nhi nhìn Trang Chi Điệp, Trang Chi Điệp giục:

- Đi vào xem nào?

Đường Uyển Nhi không nói cám ơn nữa, đi giày mới vào, quẳng luôn đôi giày cũ vào gầm giường đánh xoạch một tiếng.

Trang Chi Điệp về đến nhà hàng, trong lòng hớn hở vô cùng. Thấy Trang Chi Điệp lâu lắm mới quay về, mà người quen cũng chẳng thấy đâu, Triệu Kinh Ngũ và giám đốc Hoàng có phần cụt hứng. Bảo bụng đói lép kẹp vào rồi, hỏi Trang Chi Điệp không thấy đói hay sao? Trang Chi Điệp bảo:

- Chỉ muốn uống rượu.

Cả bữa cơm, ba người đều uống nhiều hơn ăn. Đầu tiên nửa chai rượu trắng vào bụng, còn ngọt ngào đường mật, uống cạn một chai thì trở nên hùng hồn với nhau, lại mua một phần tư lít nữa, thì nói vung tít mẹt, tiếp tục một phần tư lít nữa, thì chẳng nói năng gì nữa. Ngồi ở nhà hàng đến nửa buổi chiều, sau đó Trang Chi Điệp định đi. Triệu Kinh Ngũ nói:

- Em phải đưa anh về.

Trang Chi Điệp xua tay, ngất nga ngất ngưởng cưỡi xe máy "Mộc lan", dọc đường đi, vẫn còn phân biệt được chữ viết sai trên tấm biển quảng cáo ở trước cổng các cửa hàng trên đường phố. Vừa đi vào chiếc sân nhỏ ở phố Song Nhân Phủ, liền bước luôn vào cửa ngã lăn ra ngủ cho đến tối mịt. Ngưu Nguyệt Thanh nấu cơm xong đâu vào đấy mới thức dậy. Thức dậy ngồi thừ ra một lúc, rồi bảo không đói, cũng không ăn cơm, định đi xe về ngủ đêm ở căn hộ bên Hội văn học nghệ thuật. Ngưu Nguyệt Thanh nói:

- Tối nay ngủ đây không sang bên đó nữa.

Trang Chi Điệp ấp a ấp úng bảo, tối nay còn phải viết bài.

Ngưu Nguyệt Thanh nói:

- Anh đi thì đi, tối nay em không đi đâu.

Trang Chi Điệp hiểu ý vợ, nghĩ bụng anh muốn trốn đi để được yên tĩnh, song nét mặt lại nhăn nhó, thở dài đi ra cổng.

Ánh nắng cuối ngày trải dài đầu phố cuối ngõ. Trên gác trống bầy chim nháo nhác, dưới gác mấy chủ nhỏ bán hủ tiếu và xâu thịt dê nướng, căng đèn bắc bếp ở ngay cạnh cổng, một đám trẻ con vây quanh ông già vấn kẹo bông, nô đùa ầm ĩ. Trang Chi Điệp vừa mới đến xem vấn kẹo bông như thế nào, chỉ một thìa đường trắng mà quay kéo ra được những sợi như bông, khi ngẩng lên thì nhìn thấy chị Lưu bán sữa bò và con bò của chị đang từ phiá bên kia cổng đi đến. Sau khi đã cung ứng sữa bò cho các điểm đặt tuyệt vời ,chị Lưu và con bò nghỉ hẳn cho đến lúc trời dịu mát mới đi ra ngoài thành. Vừa gặp mặt con bò đã rống lên một tiếng dài, khiến lũ trẻ giật mình, ù té chạy. Chị Lưu hỏi:

- Mấy hôm rồi anh Điệp đi đâu lại không thấy mua sữa, không ở Hội văn học nghệ thuật phải không?

Trang Chi Điệp nói:

- Ngày mai ở đó, tôi chờ chị.

Liền bước đến, vừa vỗ vỗ vào lưng con bò, vừa nói chuyện với chị Lưu về chất lượng và giá sữa. Chị Lưu liền phàn nàn mỗi cân thức ăn giá lại lên một hào, nhưng giá sữa thì vẫn không nâng lên được, trời nóng nực như thế này, chẳng bõ số tiền vất vả đi cả ngày vào thành phố. Trong khi nói chuyện con bò sữa đứng một bên, bốn vó không động đậy, ngó bên này ngó bên kia, cái lưỡi quẫy trong mồm, cái đuôi thong thả vẫy đi vẫy lại.

Trang Chi Điệp nói:

- Chị phải suy nghĩ thông thoáng đi một chút, nếu không dắt đi lại, chẳng phải một xu kiếm không ra, mà vẫn phải mua rau mua cám như thường đấy thôi. Ái chà, chị nhìn con bò này, nó cứ thong dong không sốt ruột, chẳng khác gì một triết gia.

Chương 8

Trang Chi Điệp nói câu ấy đương nhiên là nói một cách tuỳ tiện, nào ngờ con bò này lại nghe vào tai từng chữ. Người ta bảo chó hiểu tính người, mèo thông tính người, thật ra bò càng thông hiểu tính người.

Một năm trước, Trang Chi Điệp đi thực tế ở vùng ngoại ô, đã ở tại nhà chị Lưu, người đàn bà này lúc đầu trồng rau, rau trồng đã không tốt, khi bán lại không biết ranh ma trên đòn cân nên đương nhiên quang cảnh chẳng sáng sủa cho lắm.

Một hôm Trang Chi Điệp gợi ý: "Sữa cung ứng cho thành phố thường bị pha nước, dân chúng nhao nhao phản đối. Nhưng người dùng sữa nhiều, trại sữa lại muốn kiếm tiền, nước vẫn pha vào như cũ, nhưng người đặt mua sữa, vừa chửi bậy, cũng lại vừa đặt mua. Vậy thì sao không nuôi một con bò sữa, rồi dắt vào thành phố, vắt sữa đến đâu bán đến đó, cho dù giá cao một chút cũng được người ta hoan nghênh, thu nhập chắc hẳn hơn trồng rau."

Chị Lưu nghe theo, do đó đã mua con bò này ở tận núi Chung Nam. Bò đã vào Tây Kinh theo đề nghị của Trang Chi Điệp. Mỗi lần uống sữa, Trang Chi Điệp lại chống tay ngửa cổ bú vú bò, nên bò đã xúc động đối với Trang Chi Điệp. Lần nào nhìn thấy Trang Chi Điệp, con bò cũng rống lên chào hỏi. Từ lúc nghe Trang Chi Điệp lại nói: "Bò chẳng khác nào một triết gia", thì từ đó quả thật, nó đã có tư duy, đã nhìn nhận thành phố này bằng con mắt của một "Triết gia". Chỉ có điều không biết nói tiếng người, cho nên con người đã không hiểu.


Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_8
Phan_9
Phan_10
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_16
Phan_17
Phan_18
Phan_19
Phan_20
Phan_21
Phan_22
Phan_23
Phan_24
Phan_25
Phan_26
Phan_27
Phan_28
Phan_29
Phan_30
Phan_31
Phan_32
Phan_33
Phan_34
Phan_35
Phan_36
Phan_37
Phan_38
Phan_39
Phan_40
Phan_41
Phan_42
Phan_43
Phan_44
Phan_45
Phan_46
Phan_47
Phan_48
Phan_49
Phan_50
Phan_51
Phan_52
Phan_53
Phan_54
Phan_55
Phan_56
Phan_57
Phan_58
Phan_59
Phan_60
Phan_61 end
Phan_gioi_thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .